TPHCM cho quảng cáo trên tất cả xe buýt từ tháng 5-2017

5 quy tắc biến hình siêu hút trong quảng cáo
08/05/2017
Những ý tưởng quảng cáo độc đáo nhìn lâu mới hiểu
08/05/2017

Kể từ tháng 5-2017, toàn bộ hơn 2.000 xe buýt của TPHCM sẽ được kinh doanh quảng cáo, sau một thời gian dài bị cấm và cho thí điểm trên diện hẹp.

Theo Quyết định số 2095 được UBND TPHCM phê duyệt hồi cuối tháng 4-2017, kể từ tháng 2-2017, TPHCM cho phép quảng cáo trên toàn bộ các tuyến xe buýt đang hoạt động tại thành phố (kể các các tuyến không có trợ giá).

Theo đó, doanh nghiệp chỉ được phép quảng cáo trên bề mặt của hai bên thân xe, kể cả phần cửa và kính xe (trừ vị trí sử dụng để thông tin nhận diện xe buýt), không được quảng cáo ở mặt trước, mặt sau và trên nóc xe buýt.

Sản phẩm quảng cáo không được vượt quá 50% diện tích mỗi bề mặt của vỏ thân xe buýt. Đồng thời, dành 20% số lượng xe buýt trên từng tuyến để tuyên truyền các sự kiện chính trị quan trọng.

Về sản phẩm quảng cáo, các sản phẩm hàng hóa do Việt Nam sản xuất hoặc sản phẩm do các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất ở Việt Nam sẽ được ưu tiên quảng cáo trên xe buýt, đảm bảo chiếm tỷ lệ trên 50 % toàn bộ sản phẩm quảng cáo trong suốt thời gian hợp đồng quảng cáo.

intrenpet-huongnamads

Thời gian tới, trên thân xe buýt tại TPHCM sẽ có nhiều hình ảnh quảng cáo. Ảnh: Anh Quân.

Đối với các tuyến xe buýt có trợ giá, cơ quan chức năng trực tiếp thực hiện đề án và được quyền thuê đơn vị tư vấn có chức năng nghiên cứu, đề xuất mức giá, thông qua Sở Tài chính thẩm định, trình chính quyền thành phố phê duyệt, làm cơ sở xác định giá sàn để tổ chức đấu giá. Đối với các tuyến xe buýt không được trợ giá, đơn vị vận tải được tự quyết định mức giá.

Hợp đồng cho thuê quảng cáo có thời hạn tối đa là ba năm.

Nguồn thu từ quảng cáo trên xe buýt của các tuyến có trợ giá sẽ được nộp vào ngân sách thành phố sau khi trừ chi phí tư vấn lập đề xuất giá, tư vấn đấu giá và các loại thuế. Đối với các tuyến không trợ giá, doanh nghiệp vận tải, chủ xe được hưởng trọn vẹn sau khi hoàn thành các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.

Trước đó, vào tháng 4-2016, TPHCM đã thí điểm quảng cáo trên 171 xe buýt thuộc 10 tuyến. Sau thời gian thí điểm, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM đánh giá việc quảng cáo trên thân xe buýt không gây mất mỹ quan đô thị, không gây mất an toàn giao thông như lo ngại trước đó.

Theo đề án được Sở GTVT lập năm 2016, khi quảng cáo trên tất cả 2.344 xe buýt, số tiền thu được khoảng 170 tỉ đồng/năm, và sẽ được dùng để trợ giá xe buýt, giảm gánh nặng cho ngân sách thành phố.

Hiện nay, mỗi năm ngân sách TPHCM phải chi hơn 1.000 tỉ đồng để trợ giá cho xe buýt. Năm 2017, tiền trợ giá cho xe buýt dự kiến là 1.226 tỉ đồng, tăng khoảng 231 tỉ đồng so với năm 2016.

Nguyên nhân tăng mức trợ giá, theo Sở GTVT TPHCM, là do đầu tư thay thế xe buýt mới và tăng số lượng hành khách đi xe buýt lên 295 triệu lượt.

Lê Anh
* Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *